5 hành động khi đi vệ sinh có thể đang âm thầm gây hại cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn làm chúng hàng ngày
Đi vệ sinh là hoạt động hàng ngày không thể thiếu của con người với ý nghĩa tích cực, giúp loại bỏ các chất có hại hoặc cơ thể không tiêu hóa được. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện 5 hành động này khi đi vệ sinh thì bỗng nhiên việc đi vệ sinh lại trở nên vô cùng nguy hại cho sức khỏe.
Trong cuộc sống hàng ngày của một con người, có thể nói, có 3 hoạt động không thể thiếu: ăn uống, ngủ nghỉ và đi vệ sinh. Mỗi hoạt động này có một vai trò nhất định, trong đó, nếu như việc ăn uống giúp cơ thể nạp vào chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể thì đi vệ sinh lại đóng vai trò đào thải, loại bỏ các chất có hại hoặc chất thải sau quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng.
Do đó, có thể nói việc đi vệ sinh hàng ngày với tình trạng bình thường là minh chứng cho việc sức khỏe của bạn đang rất tốt. Tuy nhiên, nếu thực hiện 5 hành động này khi đi vệ sinh thì nó giống như bạn đang âm thầm tự phá hủy sức khỏe của mình vậy, thật đáng buồn là hiện nay nhiều người vẫn làm chúng hàng ngày.
1. Không đóng nắp bồn cầu khi xả nước
Sau khi đi vệ sinh xong bạn nên hình thành thói quen đóng nắp bồn cầu khi xả nước, nếu thường xuyên không đậy nắp bồn cầu khi xả nước nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Vì việc xả nước có thể tạo ra các xoáy nước làm chất bẩn và vi khuẩn trong bồn cầu bị đẩy lên cao, bay lơ lửng trong không khí và "hạ cánh" ở bất kỳ đâu, nếu chúng rơi vào các vật dụng như bàn chải, bàn chải lưỡi, khăn mặt, khăn tắm, cốc đánh răng... hoặc bị chúng ta hít trực tiếp vào cơ thể thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp, sức khỏe của miệng và da, và cơ thể nói chung.
2. Nghịch điện thoại khi đi vệ sinh
Việc nghịch điện thoại trong nhà tắm có thể giết thời gian và là thói quen của nhiều người nhưng nó lại không tốt cho sức khỏe.
Việc nghịch điện thoại sẽ kéo dài thời gian đi vệ sinh, lâu quá sẽ gây áp lực cho vùng hậu môn, dễ gây táo bón hoặc trĩ.
Ngoài ra, nguy cơ vi khuẩn bán vào điện thoại và từ đó bám vào tay rồi đi vào cơ thể chúng ta là rất cao. Vậy nên, tốt nhất bạn đừng đem điện thoại vào khi đi vệ sinh.
3. Vứt giấy vệ sinh đã sử dụng vào giỏ đựng giấy
Thực tế, cách đúng nhất là vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào bồn cầu và xả sạch. Trong quá trình sản xuất giấy vệ sinh, nhà sản xuất đều sử dụng nguyên liệu có thể hòa tan trong nước nên không phải lo giấy vệ sinh bị nghẹt bồn cầu.
Giấy vệ sinh khi sử dụng hết sẽ trở nên bẩn, nếu vứt vào giỏ đựng giấy sẽ sinh ra vi khuẩn, sinh ra mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường phòng vệ sinh và có hại cho sức khỏe.
Tất nhiên, nếu bạn có thể dọn sạch giấy vụn mỗi ngày và xử lý giấy vệ sinh bỏ đi vào ngày hôm đó, nó sẽ tương đối hợp vệ sinh hơn và không tạo ra quá nhiều vi khuẩn.
4. Đại tiện quá mạnh
Trong quá trình đại tiện, áp lực lên vùng bụng của người sẽ tăng lên, nếu đại tiện quá mạnh thì áp lực lên vùng bụng càng tăng thêm. Điều này sẽ gây áp lực quá lớn lên mạch máu, đối với những người mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não sẽ dễ gây ra các bệnh nguy hiểm về mạch máu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, bạn không nên sử dụng quá nhiều lực lượng trong đại tiện. Những người gặp khó khăn trong đi vệ sinh có thể uống nhiều nước, ăn nhiều rau và trái cây để bổ sung chất xơ, và tập thể dục thích hợp để thúc đẩy nhu động ruột, từ đó giúp phân có thể được thải ra trơn tru hơn.
Đồng thời, bạn có thể xoa bụng nhẹ nhàng trước khi đi đại tiện, có thể thúc đẩy quá trình đại tiện và giảm áp lực khi đại tiện.
5. Lau quá nhiều sau khi đại tiện
Bạn không nên lau quá mạnh, quá nhiều bởi điều này có thể dễ dàng làm tổn thương da cục bộ và làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Nhiều bạn nữ sẽ lau từ sau ra trước sau khi đại tiện, điều này thực sự không chính xác.
Vị trí đại tiện nằm phía sau, nếu lau từ sau ra trước rất dễ đưa vi khuẩn ở nơi đại tiện ra trước và gây nhiễm trùng. Vì vậy, phương pháp chính xác là nên lau từ trước ra sau.
Nguồn tham khảo: Sohu, Kknews, Healthline. Ảnh: Pinterest
Bạn được tự do bày tỏ quan điểm nhưng nghiêm cấm spam