• Chia sẻ qua Zalo
  • Chia sẻ FB
  • Góp ý & Báo lỗi
  • Bình luận0

Quen thuộc là vậy, rất nhiều người vẫn không đoán được ý nghĩa thật sự đằng sau cái tên của những loại bánh này

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao những món bánh dưới đây lại có tên gọi như vậy không?

Có khi nào bạn đang ăn một món bánh quen thuộc và nảy lên trong đầu câu hỏi: Tại sao nó lại có tên gọi như vậy? Tưởng đơn giản nhưng không nhiều người có thể giải thích được điều này. Xưa kia ông bà ta gọi thế nào thì giờ thế hệ con cháu cũng gọi thế ấy thôi! Thế nhưng nếu chịu khó tìm hiểu, bạn chắc hẳn sẽ rất bất ngờ khi biết bí mật ẩn sau cái tên của các món bánh quen thuộc dưới đây.

1. Bánh tiêu

Ít ai biết rằng bánh tiêu thực chất còn có tên là "bánh hồ tiêu", có nguồn gốc từ Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Các thành phần phổ biến của nó là bột mì, nước và chất tạo men cho lớp vỏ bột bên ngoài. Ở Trung Quốc, đây là một phiên bản bánh mặn có thêm thịt ướp với đường, nước tương, hạt tiêu và một ít hành lá làm nhân bên trong. Khi sang đến nước ta, nó được biến tấu thành một loại bánh ngọt, nổi bật với lớp mè rang rắc bên ngoài.

Quen thuộc là vậy, rất nhiều người vẫn không đoán được ý nghĩa thật sự đằng sau cái tên của những loại bánh này - Ảnh 1.

Món bánh hồ tiêu nguyên mẫu của Trung Quốc

Quen thuộc là vậy, rất nhiều người vẫn không đoán được ý nghĩa thật sự đằng sau cái tên của những loại bánh này - Ảnh 2.

Và đây là bánh tiêu phiên bản Việt Nam! (Ảnh: @samlacareview)

2. Bánh bông lan

Bánh bông lan thì không còn quá xa lạ với nhiều người. Loại bánh ngọt này có xuất xứ từ nước Pháp, thường được làm từ trứng, bột mì, đường và đôi khi được cho thêm một ít men hoặc bột nở. Trước đây, bánh thường được pha thêm hương vani chiết xuất từ một loại hoa phong lan, thế nên người Việt mình mới gọi là "bánh bông lan".

Đọc tới đây chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao lại là "bông lan" chứ không phải "hoa lan"? Có lẽ bởi loại bánh được người Pháp phổ biến ở miền Nam trước tiên, mà người dân ở đây thì quen gọi từ "bông" thay cho "hoa". Dần dà, nó cũng trở thành cái tên chung được sử dụng tới ngày nay.

Quen thuộc là vậy, rất nhiều người vẫn không đoán được ý nghĩa thật sự đằng sau cái tên của những loại bánh này - Ảnh 3.

Cái tên bánh bông lan xuất phát từ chính loại nguyên liệu làm ra nó

3. Bánh tét

Bánh tét (có nơi còn gọi bánh đòn) là một loại bánh đặc trưng của người miền Nam, từ lâu đã được xem có nhiều nét tương đồng với chiếc bánh chưng của miền Bắc. Cái tên bánh tét cũng gắn liền với lịch sử hình thành lâu đời của nó, được bắt nguồn từ chữ "bánh Tết" mà ra. Về sau vì tính chất vùng miền, bánh Tết được đọc trại thành "bánh tét".

Cũng có lý giải khác cho rằng, "tét" là một từ ngữ của người Nam Bộ, mang hàm nghĩa là một hành động "cắt". Mỗi khi ăn loại bánh này, người ta sẽ dùng những sợi dây gói "tét" phần bánh đã lột thành từng khoanh nhỏ cho vừa ăn.

Cái tên bánh tét có thể được hiểu theo cả 2 nghĩa: Bánh “Tết” hoặc hành động dùng dây “tét” (cắt) từng khoanh bánh (Ảnh: @bubufoodshow)

4. Bánh ít

Bánh ít là một loại bánh phổ biến ở Việt Nam, được làm từ bột nếp với phương pháp hấp cách thủy. Nhân bánh ít thường có thể là đậu xanh hoặc nhân dừa, được xào chín trước khi gói cẩn thận bằng lá chuối, có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo cách gói. Bánh ít được sử dụng phổ biến để cúng trong những ngày Giỗ, Tết hay làm quà quê.

Quen thuộc là vậy, rất nhiều người vẫn không đoán được ý nghĩa thật sự đằng sau cái tên của những loại bánh này - Ảnh 5.

Món bánh ít phổ biến hơn ở miền Nam, thường xuất hiện trong những dịp quan trọng của người dân địa phương

Cái tên của loại bánh này cũng có lịch sử hết sức lâu đời. Tương truyền, Vua Hùng thứ 6 có một cô con gái út rất khéo léo trong chuyện bếp núc. Chiếc bánh ít được tạo ra khi nàng Út lấy bánh dày bọc lấy phần nhân của bánh chưng, sau đó gói lại bằng lá với kích thước nhỏ hơn để tỏ ý khiêm nhường với bậc con út mà nàng đảm nhận.

Để phân biệt với bánh của chàng Lang Liêu, cũng là tỏ lòng ngợi ca nàng Út nên nhiều người đã gọi bánh này bằng cái tên "bánh nàng út ít". Theo dòng chảy của thời gian, tên gọi của nó cũng được rút ngắn thành "bánh ít" như ngày nay.

Quen thuộc là vậy, rất nhiều người vẫn không đoán được ý nghĩa thật sự đằng sau cái tên của những loại bánh này - Ảnh 6.

Ảnh: @viethomecooking

5. Bánh hỏi

Bánh hỏi là một đặc sản có mặt ở rất nhiều tỉnh thành của Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến Bình Định. Bánh được làm từ bột gạo và thường ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... Đây là một món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi quan trọng.

Quen thuộc là vậy, rất nhiều người vẫn không đoán được ý nghĩa thật sự đằng sau cái tên của những loại bánh này - Ảnh 7.

Đi ăn cưới hay giỗ, kiểu gì bạn cũng từng một lần thử qua món bánh này

Nhiều người thường thắc mắc không biết bánh hỏi có từ khi nào, và tại sao người ta lại đặt tên là bánh hỏi? Theo người Bình Định, món này đã có từ rất lâu đời. Cũng là thứ bánh làm từ bột gạo như nhiều loại truyền thống khác, nhưng thứ bánh hỏi của "Xứ Nẫu" trông vẫn cứ là lạ. Lúc đầu mới làm ra loại bánh này, ai thấy cũng… hỏi xem là thứ bánh gì? Cái tên bánh hỏi có lẽ cũng được ra đời từ đó!

Còn theo nhiều chuyên gia ẩm thực, bánh hỏi chính là "biến thể" của bún tươi. Người dân Đất Võ thấy sợi bún lớn nên đã chế biến làm cho sợi bún nhỏ lại. Từ đó tạo ra món bánh hỏi.

Quen thuộc là vậy, rất nhiều người vẫn không đoán được ý nghĩa thật sự đằng sau cái tên của những loại bánh này - Ảnh 8.

Ảnh: @homnay_tuiangi

6. Bánh xèo

Bánh xèo là loại bánh quá quen thuộc đối với người miền Nam, nổi bật với lớp vỏ vàng ruộm cùng nhân tôm thịt, giá đỗ. Khi ăn, chúng thường được cuốn cùng bánh tráng và các loại rau xanh, sau đó chấm với nước mắm chua ngọt. Khi đổ bánh vào chảo, bột chín kêu "xèo xèo" nên người dân cũng lấy đặc điểm ấy đặt luôn cho tên bánh.

Quen thuộc là vậy, rất nhiều người vẫn không đoán được ý nghĩa thật sự đằng sau cái tên của những loại bánh này - Ảnh 9.
Nguồn: Tổng hợp

Bạn được tự do bày tỏ quan điểm nhưng nghiêm cấm spam

Tin liên quan